ĐÀO TẠO

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ

Ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử  là ngành học nghiên cứu và áp dụng các vấn đề liên quan đến điện, điện tử trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu. Ngành này liên quan đến các lĩnh vực: sản xuất, truyền tải, phân phối, biến đổi và sử dụng điện năng, triển khai áp dụng kỹ thuật công nghệ vào lĩnh vực kỹ thuật điện cho các máy móc thiết bị, các dây truyền sản xuất trong nhà máy xí nghiệp nhằm mục đích tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm và giải phóng sức lao động trực tiếp cho con người.

Định hướng đào tạo

Khối kiến thức đại cương

Trang bị cho sinh viên các kiến thức giáo dục đại cương về Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa học tự nhiên; chú trọng vào Toán học, Vật lý làm nền tảng tiền đề cho ngành đào tạo;

Khối kiến thức cơ sở ngành

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về điện – điện tử và những kỹ năng cơ bản về khối  kiến thức cơ sở ngành như: Kiến thúc về máy điện thiết bị điện, Cung cấp điện, Hệ thống năng lượng mới và những kiến thức về lập trình công nghiệp để làm nền tảng cho khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành.

 Khối kiến thức chuyên ngành

Trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu để có khả năng thiết kế, xây dựng, vận hành, sử dụng và bảo trì các thiết bị điện – điện tử, khí cụ điện, hệ thống truyền động điện, hệ thống truyền tải, phân phối, cung cấp điện. Ngoài ra, còn rèn luyện sinh viên sử dụng các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành để mô phỏng, tính toán các vấn đề thực tế trong công trình công nghiệp và dân dụng. Vận hành, lắp đặt, thi công các công trình điện, điện tử, điện tự động tại các nhà máy, xí nghiệp, công nghiệp và dân dụng.

Nhu cầu nhân lực.

Theo báo cáo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực, các chuyên gia tính toán và dự đoán rằng ngành Kỹ thuật điện điện tử sẽ phát triển nhanh theo hướng kỹ thuật số và công nghiệp phần mềm. Trong vài năm sắp tới, ngành nhanh chóng sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Với mức tăng trưởng nhanh và chất lượng tăng trưởng cao, ngành chắc chắn sẽ tạo ra một thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt và vô cùng hấp dẫn.

Cơ hội nghề nghiệp

  • Cán bộ quản lý, chuyên viên kỹ thuật làm việc cho các cơ quan nhà nước, các công ty nước ngoài hoặc các viện nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực Kỹ thuật điện.
  • Có khả năng tự khởi nghiệp, tư vấn, cung cấp các giải pháp trong  lĩnh vực ứng dụng Kỹ thuật Điện vào sản xuất và đời sống.
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
  • Nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử.
  • Chuyên viên nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm, đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao, Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng cục điện tử Việt Nam và các công ty trực thuộc.
  • Chuyên viên tư vấn thiết kế tại xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu dân cư, các tòa nhà, cao ốc văn phòng.
  • Chuyên viên kỹ thuật vận hành, bảo trì mạng lưới điện tai các công ty điện lực, nhà máy điện, trạm biến áp…

Mức lương trung bình sau khi ra trường

Mức lương ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử đối với những người đã có tay nghề và có kinh nghiệm làm việc nhưng không thành thạo tiếng Anh thương mại sẽ dao động trong khoảng từ 7 – 9 triệu đồng mỗi tháng.

Một số doanh nghiệp lớn sẽ có thể trả cho nhân viên của mình một mức lương hậu hĩnh khoảng 12 triệu đồng/tháng. Đối với những người có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt thì mức lương trên 20 triệu đồng/tháng không phải là một điều xa vời.

Cơ hội học bổng

– Học bổng hỗ trợ học tập FOXCONN

– Học bổng tài trợ VIN GROUP

– Học bổng của Nhà trường

Hình ảnh Modul thực hành

 

Hình 1: Modul thực hành đường dây dài

Giờ học thực hành

Hình 2: Giảng viên ôn lại kiến thức cho sinh viên trước khi vào thực hành với thiết bị thực tế

Hình 3: Sinh viên lập trình kết nối giữa máy tính với thiết bị trên module thục hành

Hình 4: Sinh viên đấu nối thiết bị điện

Chia sẻ: