ĐÀO TẠO

NGÀNH VI MẠCH BÁN DẪN

Ngành vi mạch bán dẫn Chuyên ngành học cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng chuyên môn liên quan đến thiết kế, chế tạo, đóng gói, kiểm thử vi mạch bán dẫn, nhằm cung cấp nguồn nhân lực chuyên môn cao, đón đầu xu hướng phát triển của ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn hiện nay.

Ưu điểm ngành học 

Chuyên ngành học cung cấp những kiến thức và kỹ năng giúp sinh viên có thể thực hiện các công việc tại các công ty, tập đoàn quốc tế lớn như Samsung, NVIDIA, Intel, Foxconn, Qualcomm, Broadcom, LG, Amkor Technology, Hana Micron Vina, SK Hynix, Synopsys, Meta, Panasonic cụ thể:

– Thiết kế, chế tạo vi mạch bán dẫn

– Kiểm tra, kiểm thử thiết kế và lĩnh vực liên quan đến thiết kế vi mạch bán dẫn

– Quản lý sản xuất và các công việc liên quan đến sản xuất vi mạch bán dẫn.

Cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành vi mạch bán dẫn có thể ứng tuyển nhiều vị trí công việc khác nhau, cụ thể:

– Kỹ sư thiết kế, chế tạo vi mạch và các thiết bị điện tử-bán dẫn.

– Kỹ sư quản lý và xử lý dây chuyền sản xuất

– Kỹ sư vận hành sản xuất thiết bị điện tử, IC

– Kỹ sư quản lý chất lượng sản phẩm

– Kỹ sư thiết kế, phát triển phần cứng và phần mềm nhúng hỗ trợ các ứng dụng sử dụng chip

– Chuyên viên nghiên cứu và phát triển R&D

– Giảng viên, kỹ thuật viên, nghiên cứu viên làm việc tại các Trường Đại học, Viện nghiên cứu có lĩnh vực Vi mạch bán dẫn.

Thời gian đào tạo

4 năm / Tổng số tín chỉ: 124

5 năm / Tổng số tín chỉ: 154

Văn bằng tốt nghiệp

Cử nhân / 4 năm

Kỹ sư / 5 năm

Cơ hội học bổng

Học bổng của trường, của doanh nghiệp trong nước, ngoài nước

Văn bản của nhà nước, số liệu về ngành nghề

Công nghệ vi mạch bán dẫn sẽ tập trung vào thiết kế, sản xuất và kiểm tra các vi mạch tích hợp (CHIP) nhằm giảm kích thước, tăng tính ổn định và hiệu suất cho các thiết bị điện tử từ phức tạp, như siêu máy tính đến hàng điện tử dân dụng đơn giản trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, viễn thông, tự động hóa…

Nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, Việt Nam sở hữu vị trí chiến lược trong chuỗi vận chuyển cung ứng toàn cầu và là địa điểm lý tưởng cho các nhà sản xuất muốn gia nhập thị trường bán dẫn đang phát triển nhanh trong khu vực.

Bên cạnh đó, Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ phù hợp với ngành bán dẫn và nền kinh tế chính trị ổn định trong khu vực. Những lợi thế này đã tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam ngày càng thu hút nhiều các tập đoàn lớn trong ngành bán dẫn của Mỹ, Hàn Quốc…, cũng như tạo nên làn sóng dịch chuyển đầu tư và hợp tác đào tạo kỹ sư thiết kế chip sang Việt Nam từ một số tập đoàn lớn như Apple, Samsung, Synopsys…

Xác định vi mạch là một lĩnh vực quan trọng, Chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư và phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn nhằm đưa Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện có trên 50 doanh nghiệp FDI đã đầu tư vào Việt Nam về công nghiệp vi điện tử và bán dẫn, trong đó lĩnh vực thiết kế vi mạch đòi hỏi nhiều nhất nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tổng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế, trong 5 năm tới khoảng 20.000 nhân lực và 10 năm tới khoảng 50.000 nhân lực từ trình độ đại học trở lên.

Những minh chứng trên cho thấy, cơ hội việc làm của chuyên ngành vi mạch bán dẫn rất rộng mở.

(Theo Báo Điện tử Chính phủ)

Chia sẻ: